Công Ty TNHH Dịch Vụ Thiết Bị Công Nghệ Nguyễn Gia

TEG

Hướng dẫn cài đặt Servo hiệu Delta chạy vị trí

Hướng dẫn đấu nối và cài đặt Servo hiệu Delta ASDA-B2 chạy chế độ vị trí (chạy xung):

I. Cấu hình gồm:

- Bộ điều khiển: ASD-B2-0421-B

- Động cơ servo ECMA-C20604RS

- Bộ lập trình PLC DVP12SC11T

II. Sơ đồ đấu nối chạy phát xung với cấu hình trên:

​Ta có hai cách đấu và hai kiểu đấu như hình dưới đây:

- Đấu nguồn nội theo kiểu đấu NPN cho bộ điều khiển ASD-B2-0421-B

đấu NPN cho bộ điều khiển ASD-B2-0421-B

- Đấu nguồn nội theo kiểu đấu PNP cho drive B2 400w:

đấu PNP cho drive B2 400w

- Đấu nguồn ngoài theo kiểu đấu NPN cho bộ điều khiển servo B2 400W:

đấu NPN cho bộ điều khiển servo B2 400W

- Đấu nguồn ngoài theo kiểu đấu PNP cho drive ASD-B2-0421-B:

Đấu nguồn ngoài  ASD-B2-0421-B

►Ở đây chúng tôi đấu nối phát xung theo kiểu NPN

III.Các bước đấu nối và cài đặt cho driver ASD-B2-0421-B:

- Sơ Đồ đấu dây nguồn động lực AC Servo Delta:

Điều khiển: L1c, L2c và nguồn động lực: R,S,T (lưu lý đấu đúng sơ đồ như bên dưới)

Đối với công suất 100w, 200w, 400w, 750w, 1kw, 1.5kw thì nguồn cấp là 1P 220V vào L1C và L2C, cầu L1C với R, cầu L2C với S, T bỏ trống., còn công suất 2kw, 3kw thì bắt buộc phải cấp 3 P 220V thường sử dụng biến áp thì ta đấu 3p 220v vào R,S,T sau đó cầu R vào L1C và S vào L2C, nếu cấp 1 pha 220v sẽ chỉ để test cáp, cài đặt thông số nhưng khi servo on thì sẽ báo lỗi thấp áp

So đồ đầu nối nguồn cho drive Delta

 Các bước liên quan cài đặt chạy phát xung AC Servo hiệu Delta:

-  Bước 1: Kết nối motor Servo với Drive và tiến hành cấp   nguồn cho Drive

- Bước 2 :Truy cập thông số P2-08, đặt bằng 10 , chờ cho Drive Servo kết thúc quá trình Reset thông số.

- Bước 3 : Tắt nguồn khoảng trên 1 phút để tụ xả hết điện rồi cấp nguồn trở lại cho Drive.

- Bước 4: Nếu drive  báo lỗi Al.013  khi ấy ta sẽ vào thông số P2-17 để chỉnh. Lúc này mặt định drive là giá trị 021 ta chỉnh thành 121 là sẽ xóa lỗi này.

Lúc này drive sẽ báo tiếp lỗi Al.015 lúc này ta truy cập thông số P2-15 để cài lại. Lúc này mặc định nó sẽ là 022 ta chỉ thành 122 sẽ hết báo lỗi này

Tiếp tục drive sẽ báo lỗi Al.014 ta vào thông số P2-16. Lúc này mặc định là 023 ta chỉnh thành 123 là xong.

Như vậy ta đã chỉnh xong các lỗi mặc định của nhà sản xuất.

- Bước 5: Ta vào P1-00 xem nếu giá trị khác 2 ta cài lại bằng 2 để chọn chế độ phát xung từ ngõ ra Y vào servo.

- Bước 6 : ON Servo, nếu servo chưa khóa trục động cơ, chúng ta cần kiểm tra thông số P2-10, thường khi mặc định nó sẽ là 101, lúc này nếu muốn Servo ON, chúng ta đặt P2-10 = 001. Có thể dùng DI1 servo on để kích ngoài.

Sau khi đấu nối phần cứng xong và servo đã sẵn sàng hoạt động chúng ta tiến hành viết lệnh phát xung cho PLC như sau:

Trong hình trên:

- P1 là chương trình con P1 tên do người lập trình đặt là AC Servo hiệu Delta

- M1000 là bit luôn ON khi PLC RUN – dùng để tạo điều kiện đầu vào cho câu lệnh, tránh trường hợp vô điều kiện.

- M0 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép thực hiện lệnh phát xung.

- M10 là bit Rơ le phụ trong chương trình và được người lập trình đặt cho phép chạy chế độ phát xung liên tục, không giới hạn số xung.

- M1029 là bit Rơ le trạng thái trong chương trình và được PLC tự động ON khi lệnh phát xung phát đủ số xung đã yêu cầu ( Trong chế độ phát xung có giới hạn) và không ON khi chạy liên tục.

Với ví dụ này: Cấu trúc lệnh phát xung DPLSY bao gồm:

-Chữ D nghĩa là dạng Double, các thanh ghi dữ liệu được sử dụng sẽ ghép đôi trở thành thanh ghi lớn hơn. Ví dụ trên: D500 là thanh ghi 16 bit với PLC Delta, khi dùng trong câu lệnh có Double sẽ được ghép chung với 1 thanh ghi phía sau là D501 trở thành thanh ghi 32 bit. Khi đó D501 và D500 sẽ trở thành 1 thanh ghi và được chia làm 2 phần chứa trong D501 và D500 dưới dạng byte thấp và byte cao.

- PLSY là ký hiệu của lệnh phát xung vuông trong PLC với ngõ ra Y .

- D500-D501 ( Double) : Là thanh ghi chứa giá trị của tần số phát xung, tính theo đơn vị Hz dạng số nguyên.

- D510-D511 ( Double) : Là thanh ghi chứa số xung sẽ phát ra tại ngõ ra phát xung.

- Y0 là địa chỉ của ngõ ra Y0, nơi mà xung sẽ được phát ra. Tùy theo loại PLC mà lựa chọn ngõ ra phát xung được quy định trong tài liệu.

- M1029 là bit báo trạng thái của PLC: Khi M1029 ON, có nghĩa là lệnh phát xung ở ngõ ra Y0 đã phát đủ số xung trong thanh ghi D510-D511.

- Nếu D510-D511 = 0, khi đó PLC sẽ không hiểu theo nghĩa số xung phát ra = 0. PLC sẽ hiểu ngược lại là phát xung liên tục, không giới hạn.

Chú ý: với ngõ ra phát xung, PLC được chọn phải là dạng ngõ ra Transistor, tuyệt đối không phải Relay.

Sau khi nạp chương trình PLC và tiến hành cho motor servo hoạt động

teg company

Biến tần

Servo
Sáng 8h - Đến 12h Chiều từ 13h-17h
(Từ thứ hai đến thứ bảy).